AJAR #3:
Ngây thơ | Innocence

$116.00

規格 SPECIFICATIONS  //
– – – – – – – – – –
295 x 200 mm,200頁/pages
黑白傳統印刷  B/W offset
無線膠訂  perfect bound, soft cover

語言 LANGUAGE  //  越南文、英文  Vietnamese、English
出版日期 PUBLICATION DATE  //  2015年秋季  Autumn 2015
創刊號 ISBN  //  978-1-5169-3737-0

1 in stock

Description

Bởi không còn có thể cảm và nghĩ một cách ngây thơ, ta cảm và nghĩ về ngây thơ, ta kiếm tìm những cách cảm và nghĩ về ngây thơ, như một quan hoài mĩ học và đạo đức của con người. Bởi không thể trở lại trạng thái khởi đầu của một bé bỏng sinh linh, phần nào đó trong ta không ngừng vươn tới một ngây thơ trẻ thơ thuần lành tít tắp. Phần nào trong ta không ngừng theo đuổi ngây thơ, ao ước ngây thơ, ham muốn ngây thơ, ham muốn tái tạo ngây thơ. Bởi ta không tránh khỏi mất ngây thơ, ta không tránh khỏi trải nghiệm, ta nỗ lực ôm giữ và đeo mang ngây thơ, ta nỗ lực trải nghiệm lại ngây thơ lần nữa, lần nữa. Ta không tránh khỏi việc biết, ta nỗ lực cởi bỏ cái biết. Một lần nữa, ta ham muốn tìm kiếm ngây thơ trong một vũ trụ ngây thơ đổ vỡ.

Sự theo đuổi đó, nỗ lực đó là để sống trải sự mới mẻ trở đi trở lại của những trạng thái tâm hồn và trí óc con người, để cảm những khoảnh khắc đang xảy ra, để sống trải thêm nữa-thêm nữa-ngây thơ, ta tự tạo cho mình một cái gì đóđể ngây thơ đeo mang và đeo đuổi, thành thật, say mê sâu trong tim.
Ngây thơ phản biện, một trạng thái ngây thơ quánh đặc, ngây thơ lần thứ n, một ngây thơ trải nghiệm, một trải nghiệm một lần nữa được ngây thơ, để thêm cơ hội không đóng khung con người trong những trải nghiệm giới hạn.

Có cách nào để phơi bày ngây thơ mà không phải diễn giải [về sự ngây thơ]? Trong số này, ta gặp những bức vẽ (không) ngây thơ của những đứa trẻ, những trang viết đòi được tươi mới nhiều lần nữa trong những phức tạp của trải nghiệm viết và đọc và dịch. Ở đây, ta gặp những trang viết tìm kiếm, trong ngôn ngữ, sự trở lại cái trải nghiệm chưa bị làm cho khác biệt của tồn tại tiền ngôn ngữ, ta gặp và gặp lại những tác phẩm dường như thảnh thơi với nỗi đau trưởng thành của cuộc đời dồn lại. Ở đây, ta gặp những bản dịch đùa chơi với bản gốc, những bản gốc đùa chơi với những nguồn cội của nó, những bản dịch của những bản dịch. Và đâu đó, trong khoảng cách của bản gốc và bản dịch, ngôn ngữ tiếng mẹ và ngôn ngữ người khác, những tác giả viết trong tiếng mẹ và trong tiếng người khác, những tác giả dịch lại chính họ, ta có thể nghĩ về dịch như một va vấp ngây thơ (tội lỗi), một sa sảy giữa các trang viết, hay thậm chí, các nền văn hóa.

Tiếng gọi của thơ ca, ở phía nào đó, là tiếng gọi của ngây thơ, của trò chơi, của đứa trẻ tim óc, sự ngây thơ của kẻ mãi mãi lần đầu xây xước những trải nghiệm, mãi lần đầu những nỗi đau.

 

As we cannot sense and think innocently, we sense and think about innocence, we search for ways of sensing and thinking of innocence, as an aesthetical and ethical concern of being human. As we cannot return to our beginning-as-baby, some part in us seems to never cease reaching for that once upon a time pure state, Some part in us never ceases to pursue innocence, wish for it, desire it, and crave its recreation. As we cannot avoid losing innocence, as we cannot avoid experiencing, we make the effort to hold on and carry it, we make the effort to experience innocence again and again. As we cannot avoid knowing, we make an effort to unlearn our knowledge. Time and again, we seek innocence in a universe of its very brokenness.

That pursuit, that effort to experience the re-re-re-freshening of states of the human soul and mind, that effort to sense each occurring moment, and in doing so, to re-re-re-experience innocence, we create for ourselves something to innocently carry and pursue, with sincere passion, in the depth of our hearts.
Critically innocent, a concentrated state of innocence, experience to the nth power, experienced innocence, a once-more innocent experience, a chance to not be framed inside our limited experience as a human being.

Is there any way for us to expose innocence without an interpretation or explanation of it? In the issue, you can meet [non]drawings of children, you can meet writings that demand re-re-re-freshening in the complexity of their reading, writing and translating. You can meet writings that seek, through language, a return to the undifferentiated experience of being pre-language, you can meet and re-meet works that seem to toy with the maturing pains of accumulated life. Here translations play with their originals, originals play with their origins, translations with translations. And somewhere in the gaps between originals and translations, between mother tongue and language of another one, inside the authors who write in adopted languages, and who translate themselves, we can think about translation as the innocent stumbling (sinfully) over pages, even over cultures.

The calling of poetry is in some way the calling of innocence, of a playing, of the child-soul-child-mind, of the person forever being scratched for the first time, eternally new in every pain, in every experience.

 

– – – – – – – – – –

AJAR dành cho sự khám phá những nơi chốn vắng lặng và thường nhật của thơ ca và nghệ thuật, mở ra một không gian để thưởng lãm, yêu thương và thử thách. Là một tạp chí văn chương và nghệ thuật song ngữ đầu tiên tại Hà Nội và một đơn vị xuất bản độc lập, AJAR mở ngỏ cho những câu hỏi, sự tưởng tượng và những (bất) khả tính thi ca được chia sẻ trong và ngoài các biên giới, cư trú trong ngôn ngữ khi dịch chuyển giữa các thế giới và ngôn từ.  Trong nỗ lực mang tới những giọng nói tươi mới, giàu tính phê bình của văn chương và nghệ thuật Việt Nam trong tiếng Anh và chào đón những đồng thanh đồng khí từ các ngôn ngữ khác đến với tiếng Việt, chúng tôi chú trọng vào chất lượng dịch thuật và hữu thực hoá các cuốn sách như những hiện vật của sự hợp tác nghệ thuật. Cùng với các thi phẩm của các tác giả, AJAR ấn hành tạp chí song ngữ với thơ, hư cấu, tiểu luận và các tác phẩm nghệ thuật xoay quanh một từ cụ thể cho mỗi số.
AJAR is dedicated to the discovery of poetry and art in both ordinary and hidden places, providing a space for these works to be exhibited, loved, and challenged. As a bilingual journal and independent small press based in Hanoi, AJAR provides an opening for questions, imaginings, and poetic (im)possibility to be shared across borders, inhabiting language as it moves between worlds and words. In bringing fresh and critical voices of Vietnamese literature and art into English, and welcoming those voices from everywhere into Vietnamese, we focus on quality translations and envision books as artifacts of artistic collaboration. Alongside single author poetry collections, AJAR publishes a bilingual journal of poetry, short fiction, essay, and artwork that revolves around a specific word of choice for each issue.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “AJAR #3:
Ngây thơ | Innocence”

Your email address will not be published. Required fields are marked *